Cách phân biệt dịch tả lợn châu phi và dịch tả lợn cổ điển

Cách phân biệt dịch tả lợn châu phi và dịch tả lợn cổ điển đầy đủ nhất, đã được các chuyên gia hướng dẫn và xác nhận đây là cách dễ hiểu và đầy đủ.

Dịch tả lợn cổ điển có tên chính thức là Pestis Suum (PS), nhưng do tính nguy cấp của nó nên một số tác giả đặt tên là Hog Cholera (HC). Ngày nay, bệnh phổ biến trên toàn thế giới và được gọi là Dịch tả lợn cổ điển (Classical Swine Fever – CSF) và bệnh được xếp vào loại nguy hiểm bậc nhất từ xưa đến nay do một loại virus thuộc Togaviridae, họ Flaviridae, nhóm Pestisvirus chứa ARN. Bệnh có 5 thể biểu hiện phụ thuộc vào độ độc lực của căn nguyên, giống và lứa tuổi lợn, sức đề kháng của lợn và hình thức chăn nuôi lợn.

Cách phân biệt dịch tả lợn châu phi của các chuyên gia.

Dịch tả lợn Châu Phi cũng là một bệnh nhiễm trùng huyết truyền nhiễm đại lưu hành có tên chính thống là Pestis African Suum (PAS) hoặc African Swine Fever (ASF) và đây cũng là bệnh truyền nhiễm hết sức nguy hiểm, thậm chí còn khốc liệt hơn so với Dịch tả lợn cổ điển bởi nó có thể gây chết 100% lợn trong vòng 3-4 ngày (ở thể quá cấp). Bệnh cũng có 5 thể biểu hiện do virus thuộc nhóm Myxovirus chứa AND.

Cách phân biệt dịch tả lợn châu phi và dịch tả lợn cổ điển

PHÂN BIỆT DỊCH TẢ LỢN CỔ ĐIỂN (CLASSICAL SWINE FEVER – CSF) VỚI DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI (AFRICAN SWINE FEVER – ASF) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỪ XA

                                                                                                   PGS.TS LÊ VĂN NĂM

  1. Đặt vấn đề và giới thiệu bệnh

Năm 1921 Montgomery thông báo có một bệnh dịch mới vừa hao hao giống Dịch tả lợn cổ điển lại vừa có những nét khác biệt: Bệnh xảy ra cấp tính hơn, nhanh hơn và tỷ lệ chết khốc liệt hơn ở lợn thuộc Cộng hòa Kenya. Năm 1928, bệnh mới này lây nhanh xuống miền nam Châu Phi, đặc biệt giai đoạn 1933-1934, bệnh dịch mới làm chết hơn 11000 con lợn, có xu hướng lan rộng và không kiểm soát được. Từ đây, một số tác giả đặt tên cho bệnh là bệnh Montgomery sau đó quốc tế quy định đặt lên là Dịch tả lợn Châu Phi (African Swine Fever – ASF) để phân biệt với DTL cổ điển (Classical Swine Fever).

Năm 1957, ASF lan ra ngoài châu Phi đến Bồ Đào Nha với 433 ổ dịch, làm chết 19.989 con lợn. Đến 1960, đợt dịch thứ hai lại nổ ra tại nước này với 306 ổ dịch, gây chết 22.787 lợn. Từ đây, Dịch tả lợn Châu Phi nhanh chóng lan sang Tây Ban Nha, Italia, , Pháp và Bỉ .. Năm 1972, bệnh đã xuất hiện ở Cuba, lần đầu tiên ở châu Mỹ, sau đó lan sang Haiti.Sang thế kỷ XXI bệnh lây lan sang các nước vùng Đông Âu và Liên xô (cũ). Mặc dù các biện pháp quyết liệt được áp dụng, bệnh cứ dai dẳng tồn tại ở các nước này.

Xem thêm: Thành an vet

Tại Châu Á, bệnh nổ ra lần đàu tiên tại thành phố Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) vào đầu tháng 8/2017. Biết được tính chất nguy hai của bệnh các biện pháp quyết liệt nhất (tiêu diệt toàn bộ lợn trong khu vực có dịch) đã được áp dụng. Tuy hiên trong vòng một tháng ASF lan xuống Hà Nam, Giang Tô rồi lan ngược đến Hắc Long Giang (các địa điểm cách nhau trên 1000 Km đường chim bay). Ở thời điểm hiện tại (9/2018) ASF đã lây ra 6 tình (Liêu Ninh, HawcsLong Giang, Giang Tô, Gà Nam, Chiết Giang và an Huy) tổng số 22 ở dịch đã được phát hiện, gây chết cho 897 lợn trong số 2,785 lợn bị nhiễm bệnh và phải tiêu hủy gần 40,000 lợn trong các ổ dịch. Các tổ chức quốc tế như FAO, OIE (Tổ chức Thú y thế giới) cảnh báo nguy cơ dịch sẽ lây lan sang các nước khác thuộc châu Á TRong đó có Việt Nam. Để có thêm hiểu biết về Dịch tả lợn Châu Phi, chúng tôi giới thiệu một số nội dung phân biệt giữa Dịch tả lợn cổ điển (CSF)  với Dịch tả lợn Châu Phi (ASF).

Cách phân biệt dịch tả lợn châu phi
Cách phân biệt dịch tả lợn châu phi
  1. Phân biệt Dịch tả lợn cổ điển với Dịch tả lợn Châu Phi

2.1. Khái niệm:

Dịch tả lợn cổ điển có tên chính thức là Pestis Suum (PS), nhưng do tính nguy cấp của nó nên một số tác giả đặt tên là Hog Cholera (HC). Ngày nay, bệnh phổ biến trên toàn thế giới và được gọi là Dịch tả lợn cổ điển (Classical Swine Fever – CSF) và bệnh được xếp vào loại nguy hiểm bậc nhất từ xưa đến nay do một loại virus thuộc Togaviridae, họ Flaviridae, nhóm Pestisvirus chứa ARN. Bệnh có 5 thể biểu hiện phụ thuộc vào độ độc lực của căn nguyên, giống và lứa tuổi lợn, sức đề kháng của lợn và hình thức chăn nuôi lợn.

Dịch tả lợn Châu Phi cũng là một bệnh nhiễm trùng huyết truyền nhiễm đại lưu hành có tên chính thống là Pestis African Suum (PAS) hoặc African Swine Fever (ASF) và đây cũng là bệnh truyền nhiễm hết sức nguy hiểm, thậm chí còn khốc liệt hơn so với Dịch tả lợn cổ điển bởi nó có thể gây chết 100%  lợn trong vòng 3-4 ngày (ở thể quá cấp). Bệnh cũng có 5 thể biểu hiện do virus thuộc nhóm Myxovirus chứa AND.

Kết luận: hy vọng với bài viết này quý vị đã hiểu Cách phân biệt dịch tả lợn châu phi như thế nào rồi và có thể lựa chọn được đúng sản phẩm thuốc tương ứng để hiệu quả.