Gà con mới nở ra bị ỉa phân trắng do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong quá trình ấp có những sai sót về kỹ thuật ấp như thiếu nhiệt, độ ẩm quá cao, thông thoáng kém trong máy ấp. Do vận chuyển đường dài từ lò ấp về chuồng nuôi, gà bị lạnh, bị gió, bị ướt…
Chuồng nuôi chưa đủ ấm 35-370C vào những giờ đầu tiên hoặc che chắn chưa chu đáo để gà mới nở bị gió lùa. Vì thế gà bị rét và ỉa phân trắng như phân cò.
Nhiều trường hợp gà bị bệnh bạch lỵ do vi khuẩn Gram âm là Salmonella pullorum gallinarum truyền từ phôi trứng cho gà con.
Hỏi: Gà con mới nở bắt từ lò ấp về đã đi ỉa phân trắng ngay, tại sao? Chữa trị bằng cách gì?
Trả lời:
Gà con mới nở ra bị ỉa phân trắng do nhiều nguyên nhân gây ra.
Trong quá trình ấp có những sai sót về kỹ thuật ấp như thiếu nhiệt, độ ẩm quá cao, thông thoáng kém trong máy ấp.
Do vận chuyển đường dài từ lò ấp về chuồng nuôi, gà bị lạnh, bị gió, bị ướt…
Chuồng nuôi chưa đủ ấm 35-370C vào những giờ đầu tiên hoặc che chắn chưa chu đáo để gà mới nở bị gió lùa. Vì thế gà bị rét và ỉa phân trắng như phân cò.
Nhiều trường hợp gà bị bệnh bạch lỵ do vi khuẩn Gram âm là Salmonella pullorum gallinarum truyền từ phôi trứng cho gà con.
Phòng trị bệnh
– Trước hết người chăn nuôi phải chuẩn bị chuồng nuôi thật chu đáo, khô, ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè, có các dụng cụ sưởi ấm phù hợp, chất độn phải dày tối thiểu 5-10cm, khi bắt gà con về úm nên chia thành từng quây bằng cót, chiều cao của quây từ 0,5-0,7m, đường kính quây khoảng 2m, mỗi quây có từ 1-2 máng uống loại 3-3,5 lít, 3-4 mẹt ăn hoặc khay ăn, 1-2 bóng điện 100-200W treo cao cách mặt chuồng 40cm hoặc 1-2 lò sưởi. Mỗi quây chúng ta thả 150 gà con, về cuối mùa thu, đông và đông xuân nên có bạt che quây để giữ nhiệt.
– Trước khi bắt gà về nuôi 2-3 giờ thì chuồng nuôi và quây nuôi phải được sưởi ấm, có sẵn máng uống rồi mới thả gà vào quây. Nhiệt độ cần thiết qua mỗi ngày phải được đảm bảo, sau 4-5 ngày thì tùy thuộc vào tốc độ lớn của đàn gà mà ta dãn rộng quây và thêm mẹt ăn, máng uống…
Để ngăn chặn ngay việc gà con ỉa phân trắng cũng như loại bỏ một số bệnh truyền qua phôi ta phải cho gà uống 2-3 ngày liên tục và làm theo các cách như sau:
Cách 1: 1 gói T.Colivit 10 gram (Công ty Năm Thái)
Ngày đầu: dùng cho 1000 gà, vịt, ngan, ngỗng
Ngày thứ 2: dùng cho 800 – 850 con.
Ngày thứ 3: dùng cho 600-700 con.
Cách 2: T.Avimicin loại 10 gram (Công ty Năm Thái)
T.Cúm gia súc 10 gram
Ngày đầu: dùng cho 1000-1200 con.
Ngày thứ 2: dùng cho 900-950 con.
Ngày thứ 3: dùng cho 800-850 con.
Cách 3: T.Umgiaca 10gram, T. Cúm gia súc 10g, Super-Vitamin 10g pha với 10 lít nước.
Ngày đầu: dùng cho 1000 con.
Ngày thứ 2: dùng cho 800 con.
Ngày thứ 3: dùng cho 600 con.